Sự khác biệt giữa hệ thống ERP và MES. Doanh nghiệp nên lựa chọn hệ thống nào?
Sự khác nhau giữa hệ thống ERP (hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) và hệ thống MES (hệ thống điều hành sản xuất) là gì? Dù hai hệ thống này đã được sử dụng đặc biệt phổ biến trong sản xuất và đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp. Tuy vậy, hai hệ thống MES và ERP thường bị nhầm lẫn với nhau, nhưng trên thực tế, chúng có sự khác biệt rất lớn về mặt chức năng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai phần mềm này để tìm ra đâu là giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
1. Định nghĩa và vị trí của ERP và MES trong hệ thống thông tin.
MES (Manufacturing Execution System) là hệ thống quản lý hoạt động sản xuất. Cho phép các nhà sản xuất theo dõi và giám sát nguyên liệu và hàng hóa của họ, điều phối công việc, kế hoạch sản xuất chi tiết,… Mục đích của MES là để có được cái nhìn sâu sắc về hoạt động sản xuất, từ đó, phân tích những gì có thể được thực hiện để cải thiện hiệu suất cũng như cắt giảm chi phí và tối đa hóa hiệu quả sản xuất.
ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, được sử dụng để quản lý hoạt động vận hành như lập lịch nhà máy, xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng. So với MES, ERP là một công cụ chiến lược giúp tổ chức cải thiện hoạt động và quản lý bằng cách tích hợp các quy trình kinh doanh và tối ưu hóa việc phân bổ.
MES được coi là một hệ thống trung gian giữa các hệ thống: ERP (enterprise resource planning – hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và hệ thống SCADA (Supervisor control and data accquisition – hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu) hay là hệ thống quản lý quy trình.
2. Sự khác biệt giữa hai hệ thống ERP và MES.
Hai hệ thống này không thay thế lẫn nhau mà chúng đảm nhiệm những chức năng riêng biệt của mình. Hệ thống thực thi sản xuất MES không hoạt động độc lập. Nó phụ thuộc vào nhiều module của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP.
Trên thực tế hệ thống ERP sẽ đưa ra các thông tin tổng thể, kế hoạch dài hạn,… và hệ thống MES sẽ nhận các yêu cầu này và điều phối các hoạt động trong nhà máy sao cho đáp ứng mục tiêu đề ra.
Phân tích sự khách biệt giữa hai hệ thống ERP và MES về:
- Mục đích
- Sản xuất
- Chất lượng
- Kho bãi
- Bảo trì
2.1. Sự khác nhau về mục đích: ERP và MES
Mục đích
ERP
• Tự động hoá các nghiệp vụ ở các phòng ban từ kế toán, mua hàng, quản lý kho, quan hệ khách hàng,…
• Được dùng để đảm bảo kênh liên lạc giữa tất cả phòng ban của doanh nghiệp, hỗ trợ đưa ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch dài hạn, ….
MES
• Được sinh ra để quản lý hoạt động sản xuất trong nhà máy
• Được dùng để điều phối và cải tiến các hoạt động sản xuất hằng ngày để đáp ứng kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp.
Dữ liệu mục tiêu
Kết quả hoặc các xác nhận từ tất cả phòng ban
Dữ liệu thu thập trong suốt quá trình sản xuất
Đối tượng quản lý
Vận hành tổng thể của doanh nghiệp : tài chính, sản xuất , hậu cần,..
Tất cả các khía cạnh liên quan đến sản xuất: sản xuất, kho bãi , bảo trì , chất lượng , nhân lực
2.2. Sự khác nhau trong sản xuất: ERP và MES
Quản lý nguyên liệu
ERP
• Công thức sản xuất
• Quy trình sản xuất
• Nhà cung cấp
• Kế hoạch thu mua
• Tồn kho nguyên vật liệu
MES
• Tiếp nhận lệnh sản xuất từ ERP
• Điều phối hoạt động sản xuất hằng ngày
• Cho phép người vận hành tương tác với hệ thống để xem tài liệu hướng dẫn nếu cần.
• Xác thực thao tác vận hành
• Kiểm soát tình trạng các đơn hàng
Kế hoạch sản xuất
Đơn hàng, trình tự sản xuất , dự toán nguyên vật liệu
Thu thập dữ liệu phục vụ truy vấn nếu cần : nguyên vật liệu, công dụng cụ, mã số ,ngày sản xuất , tên người tham gia sản xuất, lỗi ,…
2.3. Sự khác nhau trong kho bãi: ERP và MES
ERP
Tập trung vào các nghiệp vụ:
• Hoạt động thu mua ( phiếu mua hàng, đơn đặt hàng )
• Hoạt động giao hàng ( phiếu giao hàng, kho vận,..)
• Quản lý thông tin khách hàng ( tên, địa chỉ, số lượng,..)
• Quản lý kho nguyên vật liệu tổng
MES
• Cho phép truy cập trực tiếp vào dữ liệu kho và sản xuất, phân tích và đưa ra mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau giữa hoạt động sản xuất và lưu kho
• Thực hiện thao tác tạo mã, dãn nhãn cho từng thành phần cấu thành nên sản phẩm ( đảm bảo đúng thứ tự và phục vụ truy vết nếu cần )
• Thực hiện chức năng kiểm tra hàng và nhập kho
2.4. Sự khác nhau trong quản lý chất lượng: ERP và MES
ERP
Hệ thống quản lý chất lượng, gồm:
• Quản lý các tiêu chuẩn chất lượng
• Kiểm tra và kiểm soát chất lượng
MES
Hệ thống thực thi quản lý chất lượng
• Hỗ trợ Six Sigma và các phương pháp đảm bảo chất lượng khác
• Thực thi các hoạt động kiểm tra như thu thập thông tin qua mã vạch, kết nối đến máy móc thiết bị kiểm tra hoặc được nhập vào bằng tay
• Thống kê và phân tích chất lượng
• Cải tiến chất lượng
• Đơn giản hoá quy trình, giảm chi phí và sai sót khi xử lý
Kế hoạch quản lý chất lượng:
• Loại sản phẩm kiểm tra
• Phương pháp thử/ kiểm tra
• Khung lấy mẫu
• Tính toán điểm chất lượng
Kế hoạch quản lý chất lượng
• Quản lý kế hoạch lấy mẫu và kiểm soát quá trình thực hiện tại khu vực sản xuất
• Tự tạo kế hoạch hoặc nhận từ hệ thống khác ( ERP )
2.5. Sự khác nhau trong bảo trì: ERP và MES
ERP
Quản lý thiết bị và công dụng cụ: quản lý và theo dõi công dụng cụ, máy móc trong doanh nghiệp.
Quản tài sản doanh nghiệp (Enterprise asset management – EAM) – Quản lý vòng đời thiết bị và công dụng cụ của nhà máy, bao gồm:
• Các thiết bị đã sửa chữa như nhà máy, dây chuyền , máy móc, …
• Phương tiện di chuyển như xe nâng, máy nâng hạ,…
=> Quan tâm khai thác tối đa công năng thiết bị
MES
• Lập kế hoạch bảo trì
• Thực thi công tác bảo trì
• Cập nhật và theo dỡi tình trạng máy móc
• Lưu lại thông tin tác vụ bảo trì
• Dự đoán và lập kế hoạch cho các hỏng hóc phát sinh
=>Tập trung chính vào các công tác bảo trì hằng ngày. Đảm bảo hiệu quả trong công tác bảo trì bảo dưỡng
3. Tại sao doanh nghiệp sản xuất dù đã có ERP vẫn cần có MES?
Hệ thống điều hành sản xuất mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hoạt động sản xuất của nhà máy. Thực tế, các nhà máy không chỉ có các hoạt động vận hành – chế tạo – sản xuất mà còn có hoạt động chức năng khác như: mua hàng, bán hàng, quản lý hàng về, hàng xuất, quản lý dòng tiền ra vào… Đó là nhiệm vụ của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP.
Các tổ chức sản xuất lớn dựa vào ERP để quản lý các phòng ban và hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, ERP lại để lại lỗ hổng trong việc quản lý vận hành sản xuất một cách chuyên sâu và chi tiết.
VD: Đo lường hiệu suất máy móc, quản lý chất lượng sản xuất, truy xuất nguồn gốc lỗi hỏng…Đây vốn là những chức năng được xử lý bởi hệ thống MES. MES cho phép các nhà sản xuất kết nối các hoạt động sản xuất với toàn bộ phòng ban chức năng của doanh nghiệp. MES cung cấp cho ERP thông tin kịp thời, chẳng hạn như sử dụng thông tin về mức độ sản xuất, nguyên vật liệu, phế liệu và nhiều hơn nữa. Tích hợp MES và ERP tăng khả năng chính xác của dự báo giúp các công ty giảm hàng tồn kho bằng cách tránh sản xuất thừa.
4. Lựa chọn hệ thống nào cho doanh nghiệp của bạn?
Không có danh sách tiêu chuẩn nào để quyết định xem doanh nghiệp của bạn có cần phần mềm MES , hệ thống ERP hay cả hai . Chìa khóa để lựa chọn quản lý phần mềm thành công là đảm bảo bạn xác định yêu cầu của bạn và điều quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn trước khi chọn phần mềm nào đáp ứng tốt nhất mục tiêu kinh doanh của bạn .
Việc ứng dụng hệ thống điều hành sản xuất là xu thế tất yếu đối với các nhà máy hiện đại. AES Việt Nam là nhà cung cấp giải pháp MES và đã triển khai ứng dụng thành công cho các nhà máy vừa và lớn tại Việt Nam.
Liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết: +84-34.5331-633
Email: aes.marketing@aesvietnam.com