Tiếp cận mô hình Lean với số hóa sản xuất để tăng gấp đôi năng suất
Mặc dù các nền tảng của sản xuất đã tồn tại được một thời gian, nhưng số hóa sản xuất đã tăng trưởng một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian gần đây. Xác nhận quy trình sản xuất trong môi trường ảo (virtual) không còn là mục tiêu chính trong tương lai nữa. Có rất nhiều giải pháp có sẵn có thể đáp ứng được điều đó ngày nay.
Câu hỏi không còn là “tôi có nên tham gia hay không” mà là “khi nào chúng ta có thể thực hiện và trong thời gian bao lâu”. Nếu điều này đúng với trường hợp của bạn, thì chúng tôi khuyên bạn nên xem xét áp dụng mô hình Lean cho chiến lược số hóa sản xuất của mình – bạn có thể ngạc nhiên về kết quả mà mình có thể đạt được!
Tránh lãng phí trong thế giới kỹ thuật số
Bất kể sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp, lãng phí là một điều sẽ gây bất lợi. Có lẽ trong thế giới kỹ thuật số cá nhân của mỗi người thì hậu quả có thể không nghiêm trọng đến như vậy. Bạn có thể chụp 100 bức ảnh trên điện thoại của mình, ngay cả khi bạn chỉ muốn lưu ba bức ảnh và phần còn lại chỉ đơn giản là xóa đi
Tuy nhiên, trong môi trường sản xuất mà bạn đang cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, thời gian và nguồn lực bắt đầu trở thành những yếu tố quan trọng hơn. Thay đổi dây chuyền sản xuất là một vấn đề lớn – điều cuối cùng bạn muốn làm là thực hiện hai lần hoặc thực hiện nhiều lần chỉnh sửa.
Tiếp tục với phép so sánh về hình ảnh, hãy nghĩ về dây chuyền sản xuất vật lý của bạn tương đương với các bức ảnh phim truyền thống.
Hình ảnh kỹ thuật số dễ dàng điều chỉnh, cải thiện và quản lý hơn nhiều so với thế giới analog nơi hình ảnh tĩnh, khó thay đổi và khó chia sẻ. Nhìn nhận theo góc độ này, có thể dễ dàng hiểu tại sao số hóa sản xuất lại được áp dụng với tốc độ nhanh chóng như vậy.
Số hóa sản xuất hiện đã trở nên phổ biến đến mức không còn đủ để chỉ “làm” sản xuất kỹ thuật số. Doanh nghiệp cần phải tinh tế và hiệu quả với các quy trình xoay quanh chiến lược này. Nếu bạn có thể thích ứng nhanh hơn vài tuần so với đối thủ trong việc cung cấp sản phẩm mới ra thị trường hoặc thực hiện chương trình tiết kiệm chi phí, bạn sẽ gặt hái được những lợi ích lớn từ những hành động này.
Quay trở lại ví dụ trước đó, mặc dù có thể chỉ mất 10 phút để xem qua và xóa 97 ảnh kỹ thuật số – thời gian đó có thể được dành tốt hơn để thực hiện một hoạt động gia tăng giá trị khác. Đặc biệt nếu bạn phải thực hiện điều này đến 50 lần.
Mặc dù nguồn gốc của mô hình Lean bắt nguồn từ “kỷ nguyên analog” những năm 1970 do những nỗ lực của Kiichiro Toyoda, Taiichi Ohno và những người khác tại Toyota, các khái niệm và triết lý sáng lập về tránh lãng phí vẫn còn đúng cho đến ngày nay. Bây giờ có thể là thời điểm tốt để mở rộng chương trình Lean để xem nó có thể được áp dụng như thế nào trong chiến lược số hóa của doanh nghiệp.
Kết quả
Boston Consulting Group đã thực hiện một số nghiên cứu thú vị để kiểm tra chiến lược áp dụng Lean manufacturing cho chiến lược số hóa sản xuất. Họ đánh giá những cải thiện hiệu suất có thể đạt được và sau đó tóm tắt các phát hiện trong bài báo này:
- Khi tự mình sử dụng một trong hai cách tiếp cận — Lean hoặc số hóa sản xuất — có thể giảm chi phí khoảng 10-20%
- Các công ty sử dụng tích hợp chiến lược Lean và số hóa sản xuất có thể giảm chi phí tới 40%
- Ngoài ra, những người chọn sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp có thể giảm 20% chi phí liên quan đến chất lượng kém và 30% chi phí tồn kho trong quá trình làm việc.
Đây là những phát hiện ấn tượng và phù hợp với kết quả mà được biết đến. Một ví dụ về cách tiếp cận Lean có thể được áp dụng cho chiến lược số hóa sản xuất là việc sử dụng thu thập dữ liệu thời gian thực để sửa đổi kỹ thuật và thiết kế sản phẩm.
Khi các vấn đề sản xuất phát sinh, thông tin này có thể được kết hợp với các mô hình kỹ thuật số để được tích hợp nhanh chóng trong chu kỳ sản phẩm tiếp theo – thay vì chờ đợi phản hồi của khách hàng hoặc giảm doanh số để kích hoạt đánh giá sản phẩm chính thức. Dữ liệu có thể được chia sẻ và xử lý càng nhanh thì càng có nhiều tiềm năng để tăng thêm giá trị cho quy trình số hóa sản xuất của doanh nghiệp.
Mặc dù không có cách nào để biết chiến lược quản lý mới hoặc chiến lược giảm chi phí nào sẽ “mới và cải tiến” vào những năm 2020, nhưng có một điều chắc chắn – cách tiếp cận Lean có thể sẽ vẫn là phương pháp tốt ở thời điểm hiện tại. Cho dù bạn chỉ mới bắt đầu hay đang theo đuổi hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, thì điều đó sẽ thành công nếu bạn dành thời gian nhớ lại nền tảng “analog” của Lean manufacturing và chú ý loại bỏ lãng phí như một phần trong chiến lược của bạn.