Trong môi trường sản xuất đang ngày càng cạnh tranh, việc tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất là mục tiêu chung của mọi doanh nghiệp. Triển khai APS cho doanh nghiệp (Advanced Planning and Scheduling) là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được sự bứt phá, gia tăng năng suất và lợi nhuận.
1. APS là gì?
APS là viết tắt của Advanced Planning and Scheduling, là một hệ thống phần mềm được sử dụng để lập kế hoạch và tối ưu hóa quy trình sản xuất. APS giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
APS đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất, giúp doanh nghiệp:
- Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
- Cải thiện quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí.
- Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất.
- Giảm chi phí sản xuất
2. Vấn đề của các trong doanh nghiệp trong quản lý sản xuất
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thường phải đối mặt với nhiều vấn đề và hạn chế đáng kể. Thiếu hệ thống APS trong quản lý sản xuất có thể gây ra các tình huống khó khăn sau:
2.1. Quản lý thông tin đơn hàng có thể trở nên rắc rối và không hiệu quả. Thông tin về số lượng đơn hàng, thời hạn giao hàng và yêu cầu đặc biệt thường bị phân mảnh và không được cập nhật kịp thời. Điều này dễ dẫn đến các sai sót trong xử lý đơn hàng và làm giảm sự hài lòng của khách hàng.
2.2. Việc lập lịch sản xuất thường trở thành một nhiệm vụ khó khăn và tốn nhiều thời gian. Thiếu một công cụ hỗ trợ có thể dẫn đến việc sắp xếp lịch trình không hiệu quả, gây trễ hẹn hoặc lãng phí tài nguyên và thời gian lao động.
2.3. Quản lý vật liệu cũng có thể trở nên phức tạp và không hiệu quả. Thiếu một hệ thống tự động hóa trong việc đề xuất và quản lý vật liệu có thể dẫn đến mua sắm không hiệu quả và lãng phí nguồn lực.
2.4. Việc giám sát, báo cáo, và theo dõi tiến độ sản xuất, cũng như đánh giá hiệu suất của các bộ phận và tạo báo cáo đầy đủ và chính xác, đôi khi trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian.
3. Hệ thống APS phù hợp cho doanh nghiệp nào?
3.1 Hệ thống APS phù hợp cho các loại doanh nghiệp sau
- Các doanh nghiệp có quy mô vừa, lớn.
- Doanh nghiệp MTO (sản xuất theo đơn đặt hàng).
- Các doanh nghiệp ETO (thiết kế theo đơn đặt hàng).
- Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao và phức tạp, có nhiều thành phần.
- Các doanh nghiệp sản xuất nhiều dòng sản phẩm tại cùng một nhà máy.
- Doanh nghiệp thường xuyên thay đổi lịch trình và kế hoạch sản xuất.
- Các doanh nghiệp có nhịp độ sản xuất nhanh chóng và cần phải làm việc ngoài giờ, thường xuyên phát sinh tăng ca.
- Doanh nghiệp có số lượng lớn các công việc, dự án, đơn hàng, trang thiết bị, và nhân công tham gia vào quá trình sản xuất.
3.2 Một số hệ thống điều độ sản xuất APS phổ biến
Hiện nay, hệ thống APS đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, được áp dụng thành công bởi nhiều doanh nghiệp vừa và lớn.
- Siemens Opcenter APS
- Oracle Advanced Planning and Scheduling
- Dassault Systemes DELMIA Ortems.
- Asprova APS.
- OM Partners APS.
- ANDON SmartTrack
4. Lợi ích hệ thống APS cho doanh nghiệp
- Tăng hiệu suất sản xuất: APS giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất.
- Giảm lãng phí: APS giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu lãng phí trong quy trình sản xuất.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: APS kết hợp với IIoT để thu thập dữ liệu chất lượng từ các nguồn khác nhau, từ đó phát hiện các lỗi sản xuất sớm và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: APS giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
5. Triển khai hệ thống APS cho doanh nghiệp hiệu quả
Bước 1. Xác định mục tiêu: Đặt ra các mục tiêu cụ thể về cải thiện và giải quyết vấn đề, đồng thời xác định kỳ vọng cụ thể từ việc triển khai hệ thống.
Bước 2. Lựa chọn giải pháp phù hợp: Chọn lựa giải pháp phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động, ngân sách sẵn có, và khả năng tích hợp với các hệ thống hiện tại.
Bước 3. Triển khai và cài đặt: Thực hiện triển khai và cài đặt theo hướng dẫn từ nhà cung cấp, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình triển khai.
Bước 4. Đào tạo nhân viên: Tổ chức đào tạo nhân viên để nâng cao khả năng sử dụng hệ thống, đảm bảo họ hiểu rõ về công năng và biết cách vận hành một cách trơn tru.
Bước 5. Theo dõi và đánh giá: Thực hiện việc giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống, từ đó có thể điều chỉnh cài đặt khi cần thiết và tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống.
AES Việt Nam tự hào là đối tác triển khai giải pháp nhà máy thông minh ở Việt Nam và khu vực Nam Châu Á với các sản phẩm từ các hãng phần mềm danh tiếng. Các sản phẩm như IIoT, MES/MOM, ERP, APS,… của chúng tôi sẽ giúp giải quyết triệt để nhu cầu của khách hàng. Để tìm hiểu thêm về giải pháp nhà máy thông minh 4.0 vui lòng liên hệ hotline (+84) 96 1402 699 để được tư vấn.
Cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm và các hoạt động của AES Việt Nam tại facebook.com/aesvietnamsmartfactory